Hướng dẫn lựa chọn máy lọc dầu thủy lực

15/09/23

I. TẢI SAO PHẢI SỬ DỤNG MÁY LỌC DẦU THỦY LỰC?

1.1. Dầu bẩn gây hư hại bơm thủy lực

1.2. Dầu bẩn gây hư hại van thủy lực

1.3. Dầu bẩn gây hư hại xi lanh thủy lực

1.4. Dầu bẩn gây hư hại mô tơ thủy lực

1.5. Dầu bẩn gây hư hại ổ trục tuabin thủy điện

II. HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN LOẠI MÁY LỌC DẦU THỦY LỰC PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CỦA BẠN!

2.1. Mức độ sạch của dầu cần cho hệ thống là bao nhiêu micron?

2.2. Khả năng tách các chất khác

2.3. Lưu lượng dầy cần lọc (năng suất lọc).

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY LỌC DẦU THỦY LỰC


I. TẢI SAO PHẢI SỬ DỤNG MÁY LỌC DẦU THỦY LỰC?

   Hầu hết các hệ thống thủy lực dù lớn hay nhỏ các nhà cung cấp đều sẽ lắp sẵn các loại lọc trong bộ nguồn như: Lọc dầu đường hút bơm hoặc lọc dầu đường hồi của hệ thống hoặc cả hai (xem thêm tại Hướng dẫn chọn và cách lắp các bộ lọc dầu ) ; ngoài ra nắp đổ dầu cũng có một lưới lọc thô dẫn tới tâm lý chủ quan của người sử dụng không cần thêm máy lọc dầu mà dầu tự được làm sạch nhờ những bộ lọc có sẵn.

   Mục đích của các bộ lọc dầu thủy lực có sẵn này là để hạn chế tối đa chất bẩn xâm nhập vào hệ thống. Tuy nhiên, để hạn chế sâm thực bơm và tổn thất hệ thống nên các lõi lọc và bầu lọc được cấp sẵn này thường là lọc thô (lọc dầu đường hút khoảng 100 micron, lọc dầu đường hồi khoảng 50-100 micron). Trong khi mắt người chỉ có thể nhìn được các hạt bẩn từ 30 micron trở lên. Với hệ thống thủy lực mới, các thiết bị đã được vệ sinh sạch trước khi lắp, dầu cấp là dầu mới nên hệ thống có thể vận hành trơn tru theo thiết kế ban đầu mà không có sự cố gì xảy ra. Nhưng trong quá trình vận hành các nguyên nhân sau có thể sinh ra các cặn bẩn trong dầu thủy lực như:

   + Do các chi tiết cơ khí trong hệ thống thủy lực (chuyển động piston và vỏ xi lanh, chuyển động cần xi lanh và cổ xi lanh, chuyển động ăn khớp bánh răng của bơm bánh răng, chuyển động lá cánh với vỏ bơm của bơm cánh gạt, chuyển động của đĩa nghiêng và piston của bơm piston….) làm việc do ma sát dẫn tới bị mòn => tạo ra các hạt nhỏ hòa lẫn vào dầu thủy lực.

   + Do môi trường làm việc nhiều bụi bẩn => thâm nhập vào dầu thủy lực qua các lỗ thông hơi trên thùng dầu.

   + Do sử dụng dầu thủy lực bẩn hoặc cấp dầu thủy lực kiểu thủ công (đổ dầu trực tiếp vào thùng).

   Trong khi các bộ lọc dầu thô được trang bị sẵn trong hệ thống không thể giải quyết được hết các loại hạt bẩn này nên dầu thủy lực bị nhiễm bẩn => nhiễm bẩn toàn bộ hệ thống thủy lực. Dầu bẩn có thể là nguyên nhân gây nên các hư hỏng của các thiết bị thủy lực như:

1.1. Dầu bẩn gây hư hại bơm thủy lực

     - Với bơm bánh răng: Gây kẹt các bánh răng của bơm bánh răng, làm mòn các bánh răng, mòn bạc, mòn phớt giảm tuổi thọ của bơm.

     - Với bơm cánh gạt: Gây mòn lá cánh nhanh hơn, làm hỏng gioăng đầu trục gây rò dầu và mất áp bơm.

     - Với bơm piston hướng trục: Gây mòn piston và đĩa lỗ bơm, làm mòn đĩa nghiêng giảm độ chính xác và gây mất áp bơm.

1.2. Dầu bẩn gây hư hại van thủy lực

     - Với van servo và van tỉ lệ: Đây là dòng van yêu cầu độ sạch của dầu cao nên khi có hạn bẩn vào dầu gây kẹt con trượt => Nhẹ thì hệ thống điều khiển không chính xác, nặng thì có thể cháy cuộn hút, cháy card điều khiển => hệ thống phải ngưng sản xuất.

     - Với van phân phối: Kẹt con trượt, trong khi vẫn cấp điện => Gây cháy cuộn hút.

     - Với van an toàn: Gây kẹt con trượt có thể làm cho van an toàn xả tải liên tục làm mất áp hệ thống hoặc van an toàn không xả tải được khi hệ thống quá tải => phá vỡ hệ thống (khuân ép, cong xi lanh, phá vỡ dường dầu thủy lực…)

     - Với các van khác: Dầu bẩn làm kẹt van => van làm việc không đúng chức năng.

1.3. Dầu bẩn gây hư hại xi lanh thủy lực

     - Gây mòn gioăng phướt nhanh hơn.

     - Gây xước nòng xi lanh.

     - Gây xước cổ xi lanh.

1.4. Dầu bẩn gây hư hại mô tơ thủy lực

     - Gây kẹt và làm quá tải mô tơ thủy lực.

     - Giảm tuổi thọ của mô tơ thủy lực.

1.5. Dầu bẩn gây hư hại ổ trục tuabin thủy điện

     - Dầu thủy lực trong ô trục đỡ tuabin thủy điện vừa có tác dụng làm mát vừa có tác dụng bôi trơn, khi có hạt bẩn nhiễm vào dầu có thể gay ra xước bạc, xước trục tuabin làm tăng ma sát và giảm hiệu suất của tuabin.

II. HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN LOẠI MÁY LỌC DẦU THỦY LỰC PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CỦA BẠN!

Có ba yếu tố chính khi lựa chọn máy lọc dầu thủy lực là:

2.1. Mức độ sạch của dầu cần cho hệ thống là bao nhiêu micron?

   Để biết được thông số này bạn có thể hỏi nhà cung cấp bộ nguồn hoặc kiểm tra các thiết bị trong bộ nguồn và tham khảo bảng thông số theo ISO 4406 sau:

Kiểu thiết bị

Tên thiết bị sử dụng

Tiêu chuẩn dầu cần đạt theo ISO 4406

Độ sạch của máy lọc dầu khuyên dùng

Bơm thủy lực

Bơm piston tốc độ chậm

22/20/16

20 µm

Bơm bánh răng

19/17/15

20 µm

Bơm cánh gạt

18/16/14

5 µm

Bơm piston tốc độ cao, bơm thay đổi lưu lượng

17/15/13

5 µm

Mô tơ thủy lực

Mô tơ bánh răng

20/18/15

20 µm

Mô tơ cánh gạt

19/17/14

10 µm

Mô tơ hướng tâm

19/17/13

10 µm

Mô tơ hương trục

18/16/13

5 µm

Van thủy lực

Van phân phối (van điện từ)

20/18/15

20 µm

Van một chiều

20/18/15

20 µm

Van logic

20/18/15

20 µm

Van an toàn

19/17/14

10 µm

Van tiết lưu

19/17/14

10 µm

Van tỉ lệ (van phân phối tỉ lệ, van áp suất tỉ lệ, van tiết lưu tỉ lệ)

18/16/13

5 µm

Van servo

16/14/11

3 µm

Xi lanh thủy lực

Xi lanh ISO 6020

20/18/15

20 µm

Xi lanh ISO 6022

20/18/15

20 µm

 

2.2. Khả năng tách các chất khác

- Tách khí: Phù hợp cho hệ thống có van tỉ lệ và van servo.

- Tách nước: Nếu dầu bị nhiễm nước. Hiện nay có nhiều công nghệ tách nước lẫn trong dầu như:

   + Dùng điện gia nhiệt làm nước bay hơi: Ưu điểm là khá phố biến, tách được gần như hoàn toàn nước ra khỏi dầu. Nhược điểm là giá thành cao, tốc độ lọc thấp.

   + Dùng công nghệ lọc ly tâm: Đắt tiền nên chủ yếu dùng cho hệ lớn.

   + Dùng bầu lọc tách nước: Ưu điểm là rẻ tiền, tốc độ lọc cao. Nhược điểm là phải thay lõi lọc khi đầy nước và mức nước tách được tùy thuộc vào khả năng chứa của lõi lọc nên phù hợp cho hệ thống nhiễm nước ít.

2.3. Lưu lượng dầy cần lọc (năng suất lọc).

   Tùy thuộc vào số lượng dầu cần lọc và thời gian lọc mà chọn máy lọc dầu cho phù hợp từ 10 l/ph tới hàng trăm l/ph và giá thành cũng sẽ tăng theo lưu lượng lọc của máy.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY LỌC DẦU THỦY LỰC

   + Máy lọc dầu có thể dùng lọc tuần hoàn cho trạm nguồn thủy lực.

   + Máy lọc dầu có thể dùng lọc từ phi dầu bẩn sang phi dầu sạch.

   + Máy lọc dầu có thể dùng lọc tuần hoàn dầu trong gối đỡ tuabin.

   + Máy lọc dầu có thể dùng để bơm cấp dầu cho hệ thống.

Hiện tại công ty Amech có sẵn dòng máy AFO3M với các thông số chính như:

   + Khả năng lọc sạch tới 10 micron: Với công nghệ lọc của Đức nên có thể phù hợp cho hầu hết các ứng dụng cơ bản (xem bảng trên).

   + Khả năng tách nước và tách khí: Có khả năng tách khí và tách nước khi sử dụng lõi lọc tách nước. (tùy chọn thêm)

   + Lưu lượng lọc: 15 ÷ 30 l/ph.

  Ngoài ra công ty Amech chuyên cung cấp vật tư thủy lực chính hãng với chất lượng phù hợp nhu cầu của khách hàng như: Bộ nguồn thủy lực (thiết kế theo yêu cầu hoặc bộ nguồn tiêu chuẩn, bộ nguồn mini); Xi lanh thủy lực (Loại tiêu chuẩn, loại thiết kế theo yêu cầu sử dụng); Van an toàn thủy lực; Van điều khiển thủy lực các loại; Bộ lọc dầu thủy lực; Đồng hồ đo áp suất; Rơ le áp suất thủy lực; Cảm biến áp suất… Với linh kiện xuất xứ EU, G7, Việt Nam…

   Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp tới số Hotline 09.3838.8583 (có Zalo) hoặc gửi mail sales.amech@gmail.com để được tư vấn.

Bảng giá máy lọc dầu thủy lực

MÁY LỌC DẦU AFO5M