Van phân phối thủy lực là gì? Cấu tạo và cách phân loại van (P10)

15/09/23

Van phân phối thủy lực hay còn được gọi là van chia dầu, van ngăn kéo, van điện từ… là một trong những thiết bị bắt buộc phải có trong hệ thống thủy lực. Tùy vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể nên các hãng sẽ thiết kế các mạch thủy lực trong van là khác nhau, tuy nhiên với những van sử dụng phổ biến đã được tiêu chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế ISO. Để hiểu và sử dụng cho đúng mỗi loại van là điều không hệ dễ đối với người không được đạo tạo bài bản kiến thức về thủy lực, trong bài viết này Amech sẽ giới thiệu sơ bộ cho các bạn các loại van phân phối thủy lực phố biến nhất và cách sử dụng sao cho đúng.


Van phân phối thủy lực là gì?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van phân phối thủy lực

Phân loại van phân phối thủy lực

Phân loại van theo size van

Phân loại van theo số đường dầu và vị trí điều khiển

Phân loại theo cách điều khiển khiển van

Giới thiệu một số van phân phối hay sử dụng

Những lưu ý khi sử dụng phân phối

Các hãng sản xuất van lớn trên thế giới


Van phân phối thủy lực là gì?

Van phân phối thủy lực là một linh kiện, một loại van thủy lực có nhiệm vụ điều khiển dòng chạy dầu thủy lực cao áp tới xi lanh, mô tơ thủy lực đồng thời thu hồi dầu từ các thiết bị này để chuyển về thùng chứa dầu và tạo thành một vòng tuần hoàn cho dầu thủy lực. Dựa vào thiết kế đặc biệt dạng con trượt bên trong van, dưới tác dụng của lực điện từ (với van solenoild), tay gạt (với van tay gạt) hoặc lực khí nén (điều khiển bằng khí nén)… làm chuyển hướng con trượt dẫn tới thay đổi được dòng dầu điều khiển ở cổng ra của van.

Các cổng trên van phân phối được ký hiệu tiêu chuẩn là: P (đường dầu cao áp cấp vào van); T (đường dầu thấp áp nối về thùng dầu hoặc lọc dầu hồi) ; hai đường A, B (đường dầu cao áp ra cơ cấu chấp hành là xi lanh hoặc mô tơ thủy lực).

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van phân phối thủy lực

Van phân phối thủy lực được cấu tạo từ nhiều chi tiết cơ khí với độ chính xác cao, mỗi loại van lại có những chi tiết khác nhau nhưng ở đây Amech chỉ giới thiệu cấu tạo hai loại van phổ biến hay dùng nhất.

Loại thứ nhất là van phân phối điện từ (van solenoild) hoạt động dựa trên lực nam châm điện. Khi cấp điện cho một cuộn dây nam châm trên van (a hoặc b), một lực từ tác dụng lên thanh điều khiển làm di chuyển thanh này, thanh điều khiển tác dụng lên con trượt qua đó sẽ đóng hoặc mở các cổng P, T, A, B với nhau tùy từng mạch thủy lực.

 

Ngoài ra để có thể đảo chiều điền khiển van này, các bạn có thể dùng đầu tua vít chọc vào đầu thanh điều khiển (chức năng này thường dùng để test van hoặc khi van hỏng điện mà vẫn muốn vận hành trong trường hợp khẩn cẩn).

Loại van thứ hai là van điều khiển gián tiếp hay còn gọi là van mẹ bồng con (theo cách gọi các bác thợ), với các van lưu lượng lớn thì người ta không thể dùng nam châm điện để điều khiển trực tiếp (do lực lớn, nam châm lớn gây lãng phí và ảnh hưởng tới kích thước van) do đó người sẽ dùng một van phân phối điện từ (chính là loại phía trên) để điều khiển dòng dầu tác dụng vào con trượt của van lớn, qua đó đảo chiều dòng dầu trên van chính. Một lưu ý quan trọng khi sử dụng van này là dòng dầu điều khiển (đường p của van nhỏ phía trên) thường phải có áp tối thiểu >5 bar thì mới đủ lực để đảo chiều con trượt trên van lớn.

Phân loại van phân phối thủy lực

Van phân phối được ví như rơ le trong phần tử điện, tuy nhiên có nhiều ứng dụng đặc biệt hơn nên để phân biệt tất cả các loại sẽ rất khó khăn trong một bài viết. Ở đây Amech sẽ giới thiệu cho các bạn các cách phân biệt đơn giản nhất.

Phân loại van theo size van

Theo tiêu chuẩn ISO thì van sẽ được chia thành 6 size như sau:

+ Van phân phối size 02: đường kính lỗ van Ø4.5mm.

+ Van phân phối size 03: đường kính lỗ van Ø7.5mm.

+ Van phân phối size 05: đường kính lỗ van Ø11mm.

+ Van phân phối size 07: đường kính lỗ van Ø17.5mm.

+ Van phân phối size 08: đường kính lỗ van Ø25mm.

+ Van phân phối size 10: đường kính lỗ van Ø32mm.

Van phân phối thủy lực là loại tiêu chuẩn toàn cầu nên giữa các van theo tiêu chuẩn ISO vẫn có thể lắp lẫn các van theo tiêu chuẩn NFPA, CESTOP, NG. Ở Việt Nam chúng ta thường nghe tới các size van của Yuken như DSG-01, DSG-03 (loại điều khiển trực tiếp); DSHG-04, DSHG-06, DSHG-10 (loại điều khiển gián tiếp hay còn gọi mẹ bồng con).

Một câu hỏi đặt ra là size van thông thường thì chỉ tới size 10, vậy khi cần lưu lượng lớn hơn thì làm thế nào? Tới size 10 là loại phổ biến sử dụng và có thiết kế cơ bản như hai loại trên. Với nhu cầu sử dụng cho các ứng dụng lưu lượng lớn hơn phải sử dụng van kiểu Cartridge, bạn nào có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp chúng tôi để được tư vấn cũng như hỗ trợ nhanh nhất.

Phân loại van theo số đường dầu và vị trí điều khiển

+ Van phân phối 4/3 (4 lỗ dầu và 3 vị trí con trượt)

+ Van phân phối 4/2 (4 lỗ dầu và 2 vị trí con trượt)

+ Van phân phối 3/2 (3 lỗ dầu và 2 vị trí con trượt)

+ Van phân phối 6/3 (6 lỗ dầu và 3 vị trí con trượt)

Phân loại theo cách điều khiển khiển van

+ Van phân phối điện từ kiểu điều khiển ON-OFF(van solenoild).

+ Van phân phối điện từ điều khiển tỉ lệ - van servo.

+ Van phân phối tay gạt.

+ Van phân phối nhiều tay (van ngăn kéo).

Phân loại theo kiểu kết nối đường dầu với van.

+ Van kết thông qua đế.

+ Van kết nối trực tiếp

Giới thiệu một số van phân phối hay sử dụng

Các van phân phối điện từ thường chỉ khác nhau chủ yếu ở mạch thủy lực trung gian (chức năng tại vị trí chưa có tác động điện), tại vị trí này quyết định điều kiện ban đầu của van như cần xả tải hay không? Cần giữ áp cho xi lanh hay không?...

Van phân phối 4/3 loại 3C2

Nhìn vào sơ đồ mạch thủy lực ta có thể thấy, ở vị trí trung gian các đường dầu A,B,P,T không thông nhau điều đó có nghĩa là van này không có chức năng xả tải, đường A và B được chặn dầu. Tuy nhiên để chặn dầu kín hoàn toàn thì van này không đáp ứng được, đây là loại van sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng đẩy xi lanh nằm ngang không cần giữ áp trong thời gian dài.

Van phân phối 4/3 loại 3C4

 

Đối với van 3C4 thì vị trí trung gian đã khác, đường A, B, T thông nhau điều đó làm mất áp suất tại các đường này. Van này được sử dụng kết hợp với van một chiều có điều khiển để đảm bảo khả năng giữ tốt hơn hoặc cũng có thể sử dụng độc lập trong trường hợp đẩy tải ngang và không chịu tác động ngoại lưc.

Van phân phối 4/3 loại 3C60

Ở vị trí trung gian van được thiết kế có đường P và T thông nhau, vì vậy khi sử dụng độc lập van này sẽ có thêm chức năng xả tải cho hệ thống mà không cần phải tốn thêm một van xả tải phụ khác.

Những lưu ý khi sử dụng phân phối

+ Đối với những van sử dụng điện từ, hệ thống cần làm sạch dầu theo yêu cầu của nhà sản xuất van để đảm bảo van hoạt động đúng chức. Dòng điện để tác động con trượt lớn hơn rất nhiều so với dòng điện duy trì vị trí con trượt, chính vì vậy khi dầu bị bẩn con trượt không dịch chuyển được hết vị trí làm sinh nhiệt cao có thể gây cháy cuộn điện (coil điện)

+ Với nhưng van điều khiển gián tiếp, cần đảm bảo áp suất đường điều khiển tối thiểu 5 bar.

+ Các van phân phối được sản xuất kích thước tiêu chuẩn quốc tế nên có thể thay thế lắp lẫn nhau mà vẫn đảm bảo hoạt động với chức năng tương đương.

Các hãng sản xuất van lớn trên thế giới

+ Van thủy lực Bosh Rexroth/ Đức

+ Van thủy lực Yuken/ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc

+ Van thủy lực Parker/Mỹ

+ Van thủy lực Eaton/italia

Công ty Amech hiện có phân phối các loại van phân phối của các hãng lớn với giá cả phù hợp, ngoài ra chúng tôi còn thiết kế mạch điều khiển thủy lực và sản xuất các block van theo yêu câu các bạn có thể tham khảo thêm thống số và giá như sau:

+ Bảng giá van phân phối thủy lực.