Van an toàn thủy lực là gì? Cấu tạo, cách phân loại và nguyên lý hoạt động của van (P11)

15/09/23

Van an toàn thủy lực được sử dụng hầu như trong tất cả các hệ thống thủy lực, tùy vào vị trí và yêu cầu sử dụng mà van sẽ được thiết kế với các hình dáng khác nhau. Tuy nhiên đây cũng là một trong các loại van được tiêu chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế ISO. Trong bài viết này Amech sẽ giới thiệu sơ bộ cho các bạn các loại van an toàn thủy lực phố biến nhất và cách điều chỉnh áp suất đặt của vạn.


Van an toàn thủy lực là gì?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van an toàn thủy lực

Phân loại van an toàn thủy lực

Phân loại van theo size van

Phân loại van theo cách kết nối van với hệ thống thủy lực

Phân loại theo cách điều khiển khiển van

Những lưu ý khi sử dụng an toàn thủy lực

Các hãng sản xuất van lớn trên thế giới


Van an toàn thủy lực là gì?

Từ tên gọi của nó có thể chúng ta đã hiểu được phần nào vai trò của nó, đúng vậy van an toàn thủy lực là một loại van thủy lực (tên tiếng anh là hydraulic relief valves) có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tránh quá áp cho hệ thống thủy lực, từ đó có bảo vệ bơm dầu thủy lực khỏi quá áp gây quá tải đông cơ điện, bảo vệ xi lanh khỏi quá áp gây vỡ ống – cong cần xi lanh, bảo vệ ống tuy ô không bị vỡ ống…

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van an toàn thủy lực

Van an toàn thủy lực được cấu tạo từ nhiều chi tiết cơ khí với độ chính xác cao, nhưng chủ yếu từ bốn bộ phần chính là thân van, ty van, lò xo, núm điều chỉnh.

Thân van có nhiệm vụ chưa tất cả các chi tiết bên trong van, được thiết kế đủ bền với áp suất làm việc của van với hệ số an toàn thường tối thiểu 1.5.

Ty van là thiết bị hình trụ, đầu được thiết kế côn và mài bóng để đảm bảo độ tiếp xúc đều và làm kín khi van làm việc. Khi áp suất tăng cao thắng được lực tạo ra do lò xò thì ty van sẽ lùi lại tạo khe hở cho dầu thủy lực chảy qua từ đó làm giảm áp suất của hệ thống xuống.

Lò xo van có nhiệm vụ tạo lực nén ban đầu theo áp suất cần đặt để ép ty van vào thành thân van để làm kín khi áp suất hệ thống chưa vượt áp suất đặt.

Núm điều chỉnh có nhiệm vụ tăng giảm áp suất đặt của van. Để tăng áp suất đặt trên ta tiến hành vặn núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ, đồng thời theo dõi áp suất báo trên đồng để biết được áp suất đang đặt là bao nhiêu. Khi muốn giảm áp suất đặt trên van ta tiến hành vặn núm điều chỉnh theo chiều ngược lại. Sau mỗi quá trình điều chỉnh áp suất ta cần xiết ốc ở vị trí núm điều chỉnh để khóa cứng vị trí cần đặt áp này lại.

Đối với các van an toàn thủy lực đòi hỏi lưu lượng lớn ta cần sử dụng van an toàn điều khiển gián tiếp. Khi các van an toàn lưu lượng lớn nếu sử dụng van an toàn kiểu trực tiếp thì núm điều chỉnh phải rất lớn và cần lực vặn lớn (do lo xo cần lực lớn) nhiều khi sẽ quá sức của con người và gây khó khăn trong quá trình điều chỉnh áp suất nhất là với áp suất cao, để giải quyết vấn đề này người ta thiết kế ra van điều khiển gián tiếp. Thực chất đây là một van điều khiển trực tiếp lắp trên cụm van điều khiển chính, nên về nguyên lý vẫn hoạt động dựa trên lực lò xo và cách điều chỉnh giống như với van trực tiếp.

Với van an toàn gián tiếp chúng ta có thể cài đặt nhiều mức áp suất làm việc khác nhau bằng cách kết nối các van an toàn trực tiếp khác vào các đường dầu điều khiển phụ (Vent)

Phân loại van an toàn thủy lực

Van an toàn thủy lực được phân loại chủ yếu theo cách kết nối, cách điều khiển và size van.

Phân loại van theo size van

Theo tiêu chuẩn ISO thì van sẽ được chia thành 6 size như sau:

+ Van phân phối size 02: đường kính lỗ van Ø4.5mm.

+ Van phân phối size 03: đường kính lỗ van Ø7.5mm.

+ Van phân phối size 05: đường kính lỗ van Ø11mm.

+ Van phân phối size 07: đường kính lỗ van Ø17.5mm.

+ Van phân phối size 08: đường kính lỗ van Ø25mm.

+ Van phân phối size 10: đường kính lỗ van Ø32mm.

Van phân phối thủy lực là loại tiêu chuẩn toàn cầu nên giữa các van theo tiêu chuẩn ISO vẫn có thể lắp lẫn các van theo tiêu chuẩn NFPA, CESTOP, NG. Với nhu cầu sử dụng cho các ứng dụng lưu lượng lớn hơn phải sử dụng van kiểu Cartridge, bạn nào có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp chúng tôi để được tư vấn cũng như hỗ trợ nhanh nhất.

Phân loại van theo cách kết nối van với hệ thống thủy lực

+ Van an toàn kết nối đế

+ Van an toàn kết nối ren

Phân loại theo cách điều khiển khiển van

+ Van an toàn điều khiển trực tiếp.

+ Van an toàn điều khiển tỉ lệ - van servo.

+ Van an toàn điều khiển gián tiếp.

+ Van an toàn điều khiển trực tiếp.

+ Van an toàn kết hợp xả tải.

+ Van an toàn có độ ồn thấp (low noise)

Những lưu ý khi sử dụng an toàn thủy lực

+ Do sử dụng lò xo trong việc điều chỉnh áp suất dầu thủy lực nên van an toàn sẽ có dải điều điều chỉnh nhất định, khi chọn van an toàn thủy lực cần chọn van có dải điều chỉnh áp suất chứa giá trị áp suất cần đặt.

+ Tùy vào áp suất hệ thống mà van an toàn sẽ có độ mở (xả) là khác nhau.

+ Các van an toàn thủy lực được sản xuất kích thước tiêu chuẩn quốc tế nên có thể thay thế lắp lẫn nhau mà vẫn đảm bảo hoạt động với chức năng tương đương.

Các mã van an toàn thủy lực sử dụng phố biến tại Việt Nam như: DG-02, BG-03, BSG-03, BG-06, BSG-06; RV-04, BST-06, SBSG-06…

Các hãng sản xuất van lớn trên thế giới

+ Van thủy lực Bosh Rexroth/ Đức

+ Van thủy lực Yuken/ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc

+ Van thủy lực Parker/Mỹ

+ Van thủy lực Eaton/italia

Công ty Amech hiện có phân phối các loại van an toàn thủy lực của các hãng lớn với giá cả phù hợp, ngoài ra chúng tôi còn thiết kế mạch điều khiển thủy lực và sản xuất các block van theo yêu câu các bạn có thể tham khảo thêm thống số và giá như sau:

+ Bảng giá van an toàn thủy lực.