Hướng dẫn lựa chọn dầu thủy lực

15/09/23

I. DẦU THỦY LỰC LÀ GÌ?

II. YÊU CẦU CỦA DẦU THỦY LỰC.

III. PHÂN LOẠI DẦU THỦY LỰC

3.1. Phân loại theo tính chất của dầu.

3.2. Phân loại độ nhớt của dầu theo ISO 3448

IV. CÁCH LỰA CHỌN DẦU THỦY LỰC.

4.1 Theo áp suất làm việc.

4.2 Theo nhiệt độ làm việc lớn nhất của hệ thống.


I. DẦU THỦY LỰC LÀ GÌ?

Dầu thủy lực là loại dầu công nghiệp chuyên dụng cho các hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực là sản phẩm được pha chế trên nền công nghệ độc đáo và độc quyền từ dầu gốc cao cấp kết hợp với hệ phụ gia đa năng có tác dụng truyền tải năng lượng và một số tính năng ưu việt thích hợp sử dụng cho các hệ thống thủy lực. Ngoài chức năng truyền tải động năng thì dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp các thành phần khi chuyển động được trơn tru, vận hành tốt và bền bỉ hơn.

II. YÊU CẦU CỦA DẦU THỦY LỰC.

     Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng dầu thủy lực làm việc là độ nhớt, khả năng chịu nhiệt, độ ổn định tính chất hóa học và tính chất vật lý, tính chống rỉ, tính ăn mòn các chi tiết cao su, khả năng bôi trơn, tính sủi bọt, nhiệt độ bắt lửa, nhiệt độ đông đặc.

     Chất lỏng làm việc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

     + Có khả năng bôi trơn tốt trong khoảng thay đổi nhiệt độ và áp suất;

     + Độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ;

     + Có tính trung hòa (tính trơ) với các bề mặt kim loại, hạn chế được khả năng xâm nhập của khí, nhưng dễ dàng tách khí ra;

     + Phải có độ nhớt thích ứng với điều kiện chắn khít và khe hở của các chi tiết thiết bị thủy lực, nhằm đảm bảo độ rò dầu bé nhất, cũng như tổn thất ma sát ít nhất;

     + Dầu cần phải ít sủi bọt, ít bốc hơi khi làm việc, ít hòa tan trong nước và không khí, dẫn nhiệt tốt.

III. PHÂN LOẠI DẦU THỦY LỰC

3.1. Phân loại theo tính chất của dầu.

Trong những yêu cầu trên, dầu khoáng chất thỏa mãn được đầy đủ nhất. sau đây là ký hiệu các loại dầu theo tiêu chuẩn DIN51524:

     + H: Dầu khoáng chất có tính trung hòa (tính trơ) với các bề mặt kim loại, hạn chế được khả năng xâm nhập của khí và dê dàng tách khí.

     + L: Dầu khoáng chất có thêm chất phụ gia để tăng tính chất cơ học và hóa học trong thời gian vận hành dài.

     + P: Dầu khoáng chất có thêm chất phụ gia đẻ giảm sự mài mòn và khả năng tăng chịu trọng lớn.

3.2. Phân loại độ nhớt của dầu theo ISO 3448.

                                       

Bảng 1: Phân loại độ nhớt dầu theo ISO 3448

IV. CÁCH LỰA CHỌN DẦU THỦY LỰC.

4.1 Theo áp suất làm việc:

Thông thường sử dụng dầu khoáng chất như sau:

     + HL cho những yêu cầu đơn giản với áp suất làm việc nhỏ hơn 200 Bar.

     + HLP cho những yêu cầu với áp suất làm việc lớn hơn 200 Bar.

4.2 Theo nhiệt độ làm việc lớn nhất của hệ thống:

     + Nhiệt độ làm việc lớn nhất 35 độ C: VG 10.

     + Nhiệt độ làm việc lớn nhất 55 độ C: VG 22.

     + Nhiệt độ làm việc lớn nhất 65 độ C: VG 32.

     + Nhiệt độ làm việc lớn nhất 80 độ C: VG 46, VG 68, VG 100.

            Ở Việt Nam sử dụng phổ biến nhất là dầu VG 32, VG 46 và VG 68.

  Ngoài ra công ty Amech chuyên cung cấp vật tư thủy lực chính hãng với chất lượng phù hợp nhu cầu của khách hàng như: Bộ nguồn thủy lực (thiết kế theo yêu cầu hoặc bộ nguồn tiêu chuẩn, bộ nguồn mini); Xi lanh thủy lực (Loại tiêu chuẩn, loại thiết kế theo yêu cầu sử dụng); Van an toàn thủy lực; Van điều khiển thủy lực các loại; Bộ lọc dầu thủy lực; Đồng hồ đo áp suất; Rơ le áp suất thủy lực; Cảm biến áp suất… Với linh kiện xuất xứ EU, G7, Việt Nam…

   Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp tới số Hotline 09.3838.8583 (có Zalo) hoặc gửi mail sales.amech@gmail.com để được tư vấn.